Có 34 kết quả được tìm thấy
Ông Trịnh Đình Chính, thôn Mai Trung, xã Gia Vân (Gia Viễn) đã xây dựng thành công mô hình các con nuôi đặc sản như: ba ba, ốc, ếch…. Ông hiện là hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương với thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Về vùng quê nghèo xã Yên Thành (huyện Yên Mô), hỏi thăm gia đình ông Lương Văn Thủy, bà Nguyễn Thị Thê, xóm 92, từ làng trên xóm dưới, hầu như ai cũng biết. Nhiều người bày tỏ niềm vui, sự tự hào, ngưỡng mộ về một gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, không được học hành nhiều, nhưng đã hi sinh cả một thời tuổi trẻ, dành cho con những gì tốt nhất, chăm sóc, dạy dỗ cho những người con ăn học thành tài.
Không ai nhớ nghề diu ốc, diu tép trên sông đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng đã từ rất lâu rồi mỗi người con khi nhắc về quê hương đều cay sống mũi khi nhớ đến dáng mẹ, dáng bà tảo tần đầm mình trong làn nước lạnh, đôi tay gắng hết sức để cất chiếc te nặng bùn đất. Giữa mênh mang sông nước bao la, những tấm lưng gầy gò cần mẫn diu ốc trên sông tựa như "thân cò" lặn lội kiếm sống nuôi con…
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3 chiếc bình có thể được người cổ đại dùng như bình sữa để cai sữa cho trẻ sơ sinh giống với con người hiện đại.
Kết quả phân tích được so sánh với con người ngày nay, từ đó các nhà khoa học rút ra kết luận những bà mẹ Australopithecus nuôi con hoàn toàn bằng sữa của mình trong năm đầu đời của đứa trẻ.
Chính phủ ban hành Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
Làm giáo viên chủ nhiệm (GVCN), theo nhiều giáo viên từng có nhiều năm được giao thực hiện nhiệm vụ này, thật sự không dễ dàng và không khác gì "nuôi con mọn", trong khi các chế độ ưu đãi cho người đảm nhiệm thêm công việc này hầu như không có sự khác biệt nhiều so với giáo viên bộ môn... Mặc dù khá nhiều GVCN cho rằng, do bị phân công, buộc phải làm, không hoàn toàn tự nguyện hoặc có niềm yêu thích..., nhưng khi được tin tưởng giao nhiệm vụ, các GVCN đều đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, tất cả vì học sinh thân yêu.
Sau khi sinh con là thời điểm người mẹ thiếu nhiều chất nhất, bởi người mẹ đã mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc cả vật chất và tinh thần cho bà mẹ sau sinh có vai trò quan trọng và cần thiết, giúp người mẹ nhanh hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cung cấp nuôi con.
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Tam Điệp đã thu được những kết quả tích cực. Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bảo vệ rừng tại gốc kết hợp phát triển các loại cây trồng, con nuôi đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 03/CT-TTg yêu cầu tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai, địa hình đồi núi, nhiều nông dân ở xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các trang trại nuôi con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, cho giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm.
Ngày 2/6, qua công tác trinh sát, tại khu vực thôn Bích Sơn, xã Gia Vân (huyện Gia Viễn), Tổ công tác của Công an huyện Gia Viễn đã phối hợp với Công an xã Gia Vân phát hiện, bắt quả tang Mai Thị Dung, sinh năm 1976, trú ở phố Tây Sơn 3, phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình) tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ tại chỗ 1 gói ma túy đá có trọng lượng 1,57g và 1 gói Heroin có trọng lượng 0,88g.
Đó là nông trại sản xuất theo hướng hữu cơ nằm ở xóm Đập, thôn Trại, xã Sơn Lai (huyện Nho Quan). Tại đây, trồng trọt, chăn nuôi thuận theo tự nhiên: trồng cây không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; nuôi con vật không dùng thức ăn tổng hợp mà tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong tự nhiên. Do vậy, tất cả những sản phẩm nông sản ở đây đều sạch và an toàn tuyệt đối.
Nằm biệt lập ở vùng núi rừng, trang trại của anh Đinh Văn Lâm, dân tộc Mường, ở thôn Sấm 2, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình) nuôi những con đặc sản như hươu, lợn rừng, dê, nhím, dúi, ong rừng… Kèm với đó, anh Lâm còn trồng, bảo vệ 1 rừng cây lâm nghiệp-môi trường tự nhiên để nuôi con đặc sản.
Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành.
Nghệ sỹ Kim Cương tên đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương, còn có tên gọi khác là Hồng Hiệp, người gốc Yên Tân (ý Yên, Nam Định). Cha mẹ của chị nên duyên lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang hồi khốc liệt. Mười lăm ngày sau lễ cưới, người cha lên đường ra trận và ngã xuống trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Sau ngày cô bé Kim Cương chào đời không lâu, gia đình chị nhận được giấy báo tử của cha. Thân mẫu của chị, một nữ cán bộ trẻ đã không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con.
" Tôi sẽ cùng con chống chọi với bệnh tật, đau ốm. Số phận thế rồi, muốn thay đổi cũng chẳng được". Đó là những lời tâm sự của người mẹ, người vợ liệt sỹ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc đứa con tội nghiệp. Đôi mắt đỏ hoe, bác Dệt cố ngăn dòng nước mắt để kể cho tôi nghe về hoàn cảnh éo le của mình.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.
Nuôi con bằng sữa mẹ những tưởng luôn là việc làm mà bất cứ bà mẹ nào đang nuôi con nhỏ cũng quan tâm thực hiện. Vậy nhưng, cùng với trào lưu được du nhập từ nước ngoài, cộng với việc thiếu hiểu biết, kiến thức chưa đầy đủ…khiến việc tưởng chừng như đơn giản này đang dần mai một, ảnh hưởng tới việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới sinh ra trong những tháng đầu đời.
Chồng mắc bệnh nặng, chị Trần Thị Mong, xóm 9, xã Khánh Hồng (Yên Khánh) một mình tần tảo sớm hôm kiếm tiền lo cho chồng, cho con.
Mẹ - người phụ nữ đã sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Mẹ lam lũ nuôi con khôn lớn. Khi con trưởng thành mẹ gửi con vào quân ngũ. Mẹ đã gửi cho Tổ quốc niềm tin và tình yêu lớn nhất của đời mình. Nhưng, các con của Mẹ đã ra đi không trở về. Nỗi đau, mẹ lặng lẽ dấu chặt trong tim…
Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đỗ Viết Hùng, xóm 9, xã Khánh Thành (Yên Khánh) đã tạo ra một mô hình phát triển kinh tế hộ có hiệu quả, chủ yếu chăn nuôi các con đặc sản như nhím, dúi, hươu.
Phú Long là một xã miền núi của huyện Nho Quan, xã đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển cây công nghiệp và các mô hình con nuôi có hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.